Ngày 23/10, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo "Thay giáp" doanh nghiệp thời đại số với ERP, tạo đà khai phá tiềm năng mới cùng nền tảng Low-code. Tại đây, các diễn giả đã mang đến những chia sẻ thực tiễn, những giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và bứt phá trong kỷ nguyên số.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều diễn giả, chuyên gia giàu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực tư vấn chiến lược quản trị, tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp
“Thay giáp” doanh nghiệp thời đại số
Theo McKinsey, 50% các doanh nghiệp nỗ lực chuyển đổi số đạt được nhiều cải thiện trong hiệu quả vận hành, với tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư tăng gấp đôi trong một quý. Đặc biệt, theo Gartner, có tới 70% các doanh nghiệp cũng đã gặp thất bại trên hành trình chuyển đổi số, chủ yếu do thiếu khả năng thích ứng, chuyển đổi số chưa bài bản cùng nhiều lý do phức tạp khác liên quan tới công cụ, chiến lược quản trị, triển khai và đào tạo nội bộ.
Trong kỷ nguyên số hóa mạnh mẽ, trên hành trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vô vàn thách thức nhưng cũng không ít những cơ hội để mở rộng, đổi mới và cạnh tranh.
Theo đó, ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, phần mềm bao gồm các hoạt động quản lý từ tài chính, nhân sự đến sản xuất, bán hàng. Ứng dụng ERP giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và kiểm soát chặt chẽ các quy trình, từ đó giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa nguồn lực và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn.
Thị trường ERP toàn cầu đang chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2019, doanh thu toàn cầu của phần mềm ERP đã tăng 9%, đạt mức 39 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt qua 49,5 tỷ USD vào năm 2024. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả hóa hoạt động và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Dự kiến tốc độ tăng trưởng CAGR của châu Á đạt 13,2% tương ứng với 78,4 tỷ USD vào năm 2026.
Theo các chuyên gia, ERP đã và đang trở thành một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp
Báo cáo khảo sát do Panorama thực hiện cho rằng, thị trường ERP Việt Nam 2022, sản xuất vẫn là ngành sử dụng phần mềm ERP lớn nhất, chiếm 26,4%. Điều này là dễ hiểu do sự phức tạp của quá trình sản xuất. Nếu không có phần mềm ERP sẽ khó lên kế hoạch sản xuất, tự động hóa quy trình, khó kiểm soát và tối ưu hoạt động kinh doanh . Theo sát phía sau lĩnh vực sản xuất là các lĩnh vực dịch vụ và công nghệ thông tin ở mức 17,1 %, y tế chiếm 13,6% và xây dựng ở mức 11,4%.
Thị trường ERP tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, song song với xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các rào cản chính bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cao, thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng và chưa am hiểu về lợi ích của ERP.
Bên cạnh ngành sản xuất, thị trường ERP cho ngành bán lẻ Việt Nam cũng đang chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.
ERP là giải pháp tối ưu
Các chuyên gia tại hội thảo đánh giá ERP là giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp hệ thống hóa mọi hoạt động, từ quản lý hàng hóa tồn kho đến quản lý khách hàng, tạo ra một cơ sở dữ liệu minh bạch, thống nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác, nâng cao năng suất và giảm thiểu rủi ro. tranh.
Ngoài ra, không chỉ là một công cụ hỗ trợ quản lý, ERP còn là một chiến lược quan trọng để doanh nghiệp tăng trưởng. Sự thành công của ERP phụ thuộc vào cả công nghệ và con người. Trong đó, người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai dự án ERP. Họ không chỉ cần có tầm nhìn rõ ràng và sự quyết đoán, mà còn phải là người truyền cảm hứng và tạo động lực cho toàn bộ tổ chức. Bằng cách tập trung vào từng giai đoạn triển khai, các tổ chức có thể đảm bảo rằng nhân viên trở thành những người ủng hộ nhiệt tình cho sự thay đổi toàn bộ quy trình trước đó. Việc ứng dụng ERP mang lại nhiều lợi ích như giảm chi phí vận hành lên đến 16%, tăng năng suất lao động 27%, và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động
Trong kỷ nguyên số, khả năng quản lý thông suốt của giải pháp ERP là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp thành công. Việc xác định và tự động hóa các quy trình là bước đệm quan trọng để đạt được điều đó. Với kinh nghiệm dày dặn và nền tảng Low-code mạnh mẽ, 1C Việt Nam đã hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp triển khai ERP thành công. Không chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm, 1C còn đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý toàn diện, từ đó khai thác nền tảng dữ liệu lớn (Big Data), đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt và nâng cao năng suất làm việc.
Với các tính năng nổi bật, đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Khả năng tùy biến cao với đầy đủ tính năng như quản lý sản xuất, quản lý tài chính, quản lý bán hàng, giải pháp ERP quản trị tổng thể của 1C Việt Nam (1C:ERP) giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, từ khâu sản xuất đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Giải pháp này giúp doanh nghiệp hoạch định nguồn lực, kiểm soát chất lượng chặt chẽ, giúp theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại.
Các giải pháp quản trị doanh nghiệp của 1C Việt Nam được xây dựng và phát triển trên nền tảng chuyên biệt Low-code 1C:Enterprise, điều này giúp tăng tốc độ phát triển ứng dụng với giao diện trực quan, người dùng có thể dễ dàng thiết kế và cấu hình các ứng dụng thông qua các công cụ kéo thả. Nền tảng này được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiệp vụ khác nhau như: kế toán, quản lý sản xuất, quản lý kho, quản lý bán hàng, quản lý dự án...